GIẢI PHÁP

Chuyển đổi hệ thống quản lý hướng tới mô hình nhà máy thông minh

15.10.2023

1. CHUYỂN ĐỔI theo mô hình NHÀ MÁY THÔNG MINH là gì?
Là một giải pháp dành riêng cho DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT nhằm thực hiện CHUYỂN ĐỔI từ mô hình quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cách TRUYỀN THỐNG sang mô hình quản lý NHÀ MÁY THÔNG MINH.
Giải pháp này bao gồm:
– Một MÔ HÌNH QUẢN LÝ theo tiêu chuẩn quốc tế ISA 95, gồm nhiều hệ thống thành phần dành cho mỗi tầng quản lý, được xây dựng một cách tổng thể, thống
nhất dựa trên những đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp.
–> Mô hình tham khảo
– Một lộ trình gồm nhiều bước đảm bảo đưa doanh nghiệp từng bước chuyển đổi thành công tiến tới mô hình đã xây dựng với chi phí đầu tư, rủi ro thấp nhất,
khả năng thành công lợi ích thu được lớn nhất.
–> Lộ trình tham khảo
Giải pháp của chúng tôi mang nhiều điểm khác biệt cốt lõi là chìa khóa đảm bảo cho sự thành công của khách hàng:
–> Khác biệt cốt lõi

2. CHUYỂN ĐỔI theo mô hình NHÀ MÁY THÔNG MINH là giải quyết những vấn đề gì?
Với đích đến là mô hình quản lý NHÀ MÁY THÔNG MINH, lộ trình thực hiện việc chuyển đổi sẽ từng bước giải quyết những vấn đề chung và cơ bản như sau:
Tự động hóa: bước này là đầu tư nhằm tối ưu lại qui trình và công nghệ sản xuất bằng cách áp dụng những công nghệ hiện đại: AI, Robot, …
Số hóa: Thực hiện số hóa, thu thập dữ liệu các hoạt động sản xuất, kinh doanh bằng cách đầu tư những hệ thống công nghệ như: IoT, các phần mềm số hóa nghiệp vụ
Chuẩn hóa: với những dữ liệu thu thập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà quản lý có thể đưa vào sử dụng trong các tác vụ quản lý, từ đó tìm ra biện pháp tối ưu và chuẩn hóa từng qui trình. Tới một mức độ phù hợp thì sẽ đầu tư những hệ thống công nghệ phục vụ việc quản lý theo những hiện trạng đã được chuẩn hóa, như: MES, ERP, …
Thông mình hóa: Với khối lượng dữ liệu khổng lồ (big data) có được sau khi trải qua các giải đoạn chuyển đổi trên, doanh nghiệp có thể đầu tư những hệ thống công nghệ để phục vụ việc phân tích dữ liệu tùy vào nhu cầu, nhằm tạo những thông tin có giá trị phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh như việc ra các quyết định chiến lược hoặc dự báo những xu hướng quan trọng. Trong toàn bộ lộ trình trên, chúng tôi sẽ là những chuyên gia tư vấn, đồng hành với doanh nghiệp cùng xây dựng kế hoạch thực hiện và thực thi kế hoạch để tới kết quả cuối cùng

3. Lợi ích của CHUYỂN ĐỔI thành công theo mô hình NHÀ MÁY THÔNG MINH là gì
Việc chuyển đổi thành công sẽ đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi thế so với mô hình quản lý truyền thống, tập trung ở các vấn đề chính sau:
Ở tầng doanh nghiệp:

– Giải quyết được vấn đề lập và giám sát thực thi kế hoạch
–> phân tích chi tiết lợi ích
– Tối ưu được quá trình mua hàng và quản lý tồn kho một cách chủ động
–> phân tích chi tiết lợi ích
– Dễ dàng kiểm soát được chất lượng sản phẩm
–> phân tích chi tiết lợi ích
– Xác định chính xác và tối ưu được giá thành sản xuất
–> phân tích chi tiết lợi ích
– Nâng cao hiệu quả của Hệ thống kế toán
–> phân tích chi tiết lợi ích
– Nâng cao hiệu quá trình bán hàng
–> phân tích chi tiết lợi ích
Ở tầng nhà máy sản xuất:
– Quản lý tiến độ của đơn hàng sản xuất
– Quản lý chất lượng của sản phẩm
– Quản lý và tối ưu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
–> phân tích chi tiết lợi ích

4. Doạnh nghiệp cần chuẩn bị gì cho lộ trình CHUYỂN ĐỔI theo mô hình NHÀ MÁY THÔNG MINH?
Nguồn vốn: Mức kinh phí dự kiến đầu tư để thực hiện chuyển đổi số
Nhân sự: Kế hoạch đảm bảo nguồn lực con người về tiếp nhận và vận hành khai thác hệ thống ( tuyển dụng mới, đào tạo nhân sự có sẵn…)
Tổ chức: Rà soát lại mô hình tổ chức, quy trình vận hành nhà máy, các luồng công việc, biểu mẫu báo cáo… để đảm bảo việc chuẩn hóa dữ liệu và thống nhất quy trình triển khai.

Giải pháp nổi bật